Kết quả tìm kiếm cho "Huyện đoàn Tri Tôn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 8057
Bị cụt hai chân, mất ba ngón tay trái sau chiến tranh nhưng ông Mai Văn Thái (61 tuổi) - thương binh hạng 1/4, tên thường gọi Năm Thái, ngụ khu phố Minh Phú, xã Châu Thành (tỉnh An Giang) vẫn sống lạc quan, chăm chỉ lao động. Người lính kiên cường là biểu tượng sống động của ý chí vươn lên giữa đời thường.
Xã Ô Lâm có hơn 65% đồng bào Khmer sinh sống. Quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều thế hệ đồng bào Khmer nơi đây anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Để tri ân các anh hùng liệt sĩ, tỉnh An Giang và xã Ô Lâm luôn quan tâm, huy động nguồn lực xã hội thực hiện hiệu quả công tác chăm lo cho gia đình chính sách và người có công.
Phong trào võ thuật Vovinam tại An Giang phát triển mạnh, thu hút đông đảo võ sinh tập luyện, góp phần lan tỏa cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển, xã Vĩnh Hanh quan tâm thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.
Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).
Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2025), thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, tối 16-7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 (tỉnh Quảng Trị), Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với Bộ tư lệnh Quân khu 4 và UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình “Tổ quốc ghi công” với chủ đề "Viết tiếp câu chuyện hòa bình".
Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025-2030” sáng 14/7 tập trung thảo luận các giải pháp, mục tiêu đưa An Giang trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc vừa được Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 diễn ra tại Paris, Pháp ngày 12/7.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được lan tỏa mạnh mẽ tại các địa phương, tuy nhiên việc hợp nhất đơn vị hành chính từ 63 tỉnh, thành phố xuống còn 34 tỉnh, thành mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít băn khoăn với các chủ thể OCOP. Khi tên tỉnh, thành thay đổi, điều quan trọng là làm sao giữ được giá trị văn hóa, vùng nguyên liệu và thương hiệu truyền thống.
Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Ngày 1/7/2025 ghi dấu thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc khi cả nước đồng loạt vận hành chính thức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố. Quyết định “sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, kiến tạo, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân.